Tính đến thời điểm hiện tại, tiền mã hóa là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất khi nhắc đến lĩnh vực tài chính. Bạn sẽ được gặp nhiều và nghe nhiều về thuật ngữ KYC khi bạn tham gia vào thị trường tiền mã hóa hoặc đầu tư vào ICO. Từ năm 2017 trở đi, nhiều chính phủ trên toàn cầu đã xây dựng những quy chế quản lý cho khu vực thị trường tiền mã hóa. Điều này xoay quanh vấn đề xác minh danh tính (KYC) và chống rửa tiền (AML). Vậy, KYC và AML là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Beat Đầu Tư tìm hiểu về những khái niệm này nhé!
KYC là gì?
KYC là từ viết tắt của từ Know Your Customer, khái niệm này có nghĩa là xác minh khách hàng của bạn. Là giai đoạn đầu tư để thẩm định khách hàng trong các quy trình AML. Ngoài ra, người dùng có nhu cầu đăng ký trên các sàn giao dịch thì các thủ tục KYC được thực hiện để xác định chính xác những danh tính của khách hàng. Nó cho phép các sàn giao dịch định mức giá trị rủi ro mà khách hàng đã đem lại dựa trên hoạt động tài chính khả thi của từng người.
KYC gồm có 2 quy trình chính như sau:
- Thứ nhất là thu thập thông tin cá nhân (PII – Personally Identifiable Information) thông qua các giấy tờ tùy thân đã được chính phủ cấp cho công nhân.
- Thứ hai là tiến hành việc xác minh khách hàng bằng cách thực hiện các đánh dấu cá nhân tiếp xúc với chính trị (PEP – Politically Exposed Person) và các cá nhân đã có tiền án, tiền sự trước đó.
KYC AML là gì?
ALM là từ viết tắt của Anti Money Laundering – có nghĩa là chống rửa tiền. Đây được xem là hoạt động chống các hành vi giao dịch các dòng tiền trái phép và tiền không hợp pháp. Do đó, tiến hành kiểm tra KYC cực kỳ quan trọng trong việc chống lại AML. Bên cạnh đó, dựa vào KYC thì các hoạt động của AML sẽ không có khả năng thực hiện giữa các ngân hàng với nhau ở trong nước, thế giới và hơn nữa là giữa các hình thức tiền ảo hoặc tiền điện tử.
eKYC là gì?
eKYC được định nghĩa đó là một quá trình để nhận diện danh tính của khách hàng dựa trên các tài khoản điện tử, hay nói cách khách là xác định danh tính khách hàng khi mở tài khoản hoặc sử dụng tài khoản ngân hàng điện tử.
Lý do quá trình KYC đóng vai trò quan trọng?
Đó là vì KYC chính là khâu đầu tiên trong những hoạt động tài chính, ngân hàng bởi trước khi để khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình thì ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phải nhận biết những thông tin liên quan đến khách hàng của mình. Hơn nữa, điều này còn giúp cho các ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc xác minh danh tính và mọi thông tin khách hàng được rõ ràng hơn. Do đó, việc đưa họ vào hệ thống để quản lý và giám sát sẽ tốt hơn.
Những thủ tục KYC được thực hiện xác minh vào ngân hàng, có liên quan đến các hoạt động cần thiết để đảm bảo khách hàng của họ là hiện hữu, đánh giá và thực hiện giám sát rủi ro. Lợi ích của các quy trình này là giúp ngăn ngừa gian lận và xác định những hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố hay các chương trình tham nhũng bất hợp pháp khác nữa.
Giới thiệu về quy trình KYC
Đối với quy trình KYC, nó bao gồm những hoạt động như việc xác minh thẻ ID, nhận diện khuôn mặt, xác minh tài liệu bao gồm hóa đơn tiện ích bằng chứng địa chỉ hoặc thu nhập cá nhân và xác minh sinh trắc học. Do đó, các ngân hàng cần thực hiện đúng các quy định KYC và những quy định chống rửa tiền để hạn chế các gian lận. Ngoài ra, trách nhiệm tuân thủ KYC phục thuộc vào các ngân hàng, nếu không tuân thủ thì sẽ có những hình phạt nặng được áp dụng.
Hiện nay, eKYC Việt Nam tiến hành tìm ra các quy trình chuẩn để xây dựng pháp lý hoàn chỉnh và có khả năng áp dụng nó càng nhanh càng tốt vào các hệ thống ngân hàng
Ai sẽ cần tuân thủ những yêu cầu của KYC
Việc tuân thủ các yêu cầu đối với KYC sẽ được áp dụng cho các đối tượng sau:
- Thứ nhất là người muốn mở tài khoản
- Thứ hai là người mở tài khoản thẻ tín dụng
- Thứ ba là người mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán
- Thứ tư là mở tài khoản ngân hàng trực tuyến
- Thứ năm là mở các tài khoản trên các trang mạng điện tử
Nhìn chung, để mở bất kỳ tài khoản nào dù truyền thống hay điện tử thì đều phải tuân thủ theo KYC tùy vào mức độ của mỗi tài khoản. Tuy nhiên, đối với tài khoản ngân hàng trong đó có ATM, tài khoản ngân hàng điện tử của mọi người thì có mức độ yêu cầu cao hơn và nhiều hơn so với các tài khoản khác.
Trên đây là những thông tin liên quan đến KYC mà Beat Đầu Tư đã giới thiệu đến các bạn, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn nhé!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề tại: https://nhaccuvui.com/